Sỏi NIỆU là bệnh lý phổ biến ở nước ta và nó gây ra nhiều hệ lụy cho người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, sỏi NIỆU có thể gây đau đớn, nhiễm trùng, và thậm chí làm tổn thương thận nghiêm trọng gây suy thận. Trong những năm gần đây, (cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật – đặc biệt là công nghệ Laser) đã làm thay đổi về các quan niệm và các chỉ định về điều trị sỏi hệ tiết niệu.
Trong bài viết này, Bác sĩ Nguyễn Bá Hiệp sẽ giới thiệu một số phương pháp tán sỏi đang được áp dụng tại các bệnh viện lớn của Việt Nam. Mời các bạn cùng theo dõi !
I. SỎI THẬN
Bao gồm các kỹ thuật sau:
1.1 Phẫu thuật mổ mở
Khi nào thì cần mổ mở? Bệnh nhân được chỉ định mổ mở khi bị sỏi các đài liên kết với nhau hay thường gọi là “Sỏi san hô” mà các biện pháp phẫu thuật không hoặc ít xâm lấn, không có khả năng điều trị.
Phẫu thuật mổ mở có một số lợi ích đáng kể:
- Tiếp cận trực tiếp khu vực phẫu thuật: Bác sĩ có thể nhìn rõ và tiếp cận trực tiếp vùng cần phẫu thuật, giúp việc loại bỏ khối u hoặc mô bệnh diễn ra chính xác và triệt để.
- Phổ biến và dễ áp dụng: Phương pháp này có thể thực hiện ở hầu hết các cơ sở y tế mà không cần đến các trang thiết bị hiện đại như trong phẫu thuật nội soi.
- Hiệu quả đối với các ca bệnh phức tạp: Đối với những ca bệnh khó hoặc khi sức khỏe bệnh nhân không đủ để thực hiện phẫu thuật nội soi, mổ mở thường được coi là lựa chọn an toàn và hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, mổ mở cũng có một số nhược điểm như thời gian hồi phục lâu hơn, mức độ đau nhiều hơn và để lại sẹo lớn hơn so với phẫu thuật nội soi.

1.2 Tán sỏi ngoài cơ thể: (ESWL – Extracorporeal Shock Wave Lithotripsy)
Là khi sỏi thận xuất hiện ở một đài thông với bể thận và (hoặc) sỏi bể thận với kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 2 cm. Chỉ những cơ sở có phương tiện nội soi tán sỏi ngược dòng mới trang bị máy tán sỏi ngoài cơ thể.
Phương pháp này mang lại một số ưu điểm và hạn chế cụ thể:
Ưu điểm:
- Không cần can thiệp phẫu thuật: Đây là phương pháp không xâm lấn, không yêu cầu mở phẫu thuật, giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và biến chứng sau điều trị.
- Giảm đau đáng kể: Bệnh nhân ít cảm thấy đau trong quá trình tán sỏi.
- Thời gian hồi phục nhanh chóng: Sau tán sỏi, bệnh nhân có thể phục hồi nhanh và không cần phải nằm viện lâu.
- Hiệu quả tốt với sỏi nhỏ: Đặc biệt với các viên sỏi có kích thước nhỏ, phương pháp này thường rất hiệu quả trong việc loại bỏ sỏi.
- Chi phí hợp lý: So với các phương pháp phẫu thuật khác, tán sỏi ngoài cơ thể có chi phí thấp hơn.
Nhược điểm:
- Giới hạn về kích thước sỏi: Phương pháp này không hiệu quả đối với các viên sỏi lớn hơn 2 cm, cần phương pháp khác để loại bỏ hoàn toàn.
- Có thể phải thực hiện nhiều lần: Trong một số trường hợp, bệnh nhân phải trải qua nhiều lần điều trị để loại bỏ hoàn toàn sỏi.
- Tác dụng phụ: Một số bệnh nhân có thể gặp các vấn đề sau điều trị như đau lưng, tiểu ra máu hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu.
1.3 Tán sỏi thận qua da: (PCNL-Percutaneous Nephrolithotomy)
Những trường hợp sỏi nhỏ hơn 2cm mà nằm trọn trong một đài hoặc trong bể thận mà gây thận chướng nước độ 2 trở lên thì với những phẫu thuật viên có kinh nghiệm người ta thường hay sử dụng phương pháp này.
Việc chọn phương pháp nào tùy thuộc vào Kinh nghiệm, thói quen và cơ sở vật chất của từng nơi mà bác sĩ sẽ áp dụng trong từng trường hợp cụ thể.
Tán sỏi thận qua da (PCNL) có những ưu và nhược điểm như sau:
Ưu điểm:
- Hiệu quả vượt trội: Phương pháp này có khả năng loại bỏ hoàn toàn sỏi lớn, kể cả sỏi san hô cứng, chỉ sau một lần thực hiện.
- Ít xâm lấn: So với phẫu thuật mở, PCNL ít gây tổn thương hơn, giúp bệnh nhân giảm đau đớn sau mổ và hồi phục nhanh hơn.
- Bảo vệ chức năng thận: PCNL giúp bảo tồn chức năng thận tốt hơn, so với việc mổ mở truyền thống.
- Thời gian nằm viện ngắn: Sau phẫu thuật, bệnh nhân thường chỉ cần nằm viện trong thời gian ngắn và nhanh chóng trở lại sinh hoạt bình thường.
Nhược điểm:
- Chi phí cao: Phương pháp này có chi phí khá cao, dao động khoảng 12 – 15 triệu đồng cho mỗi lần điều trị.
- Nguy cơ biến chứng: Dù an toàn, vẫn có một số rủi ro như nhiễm trùng, chảy máu, và tổn thương các cơ quan lân cận.
- Yêu cầu kỹ thuật cao: PCNL đòi hỏi bác sĩ có tay nghề cao cùng với trang thiết bị y tế hiện đại để thực hiện.
II. Sỏi niệu quản
Tùy thuộc vị trí và kích thước sỏi, thói quen của phẫu thuật viên mà người ta có thể dùng một trong hai phương pháp sau:
- Phẫu thuật nội soi ít xâm lấn (Laparoscopy) – Là kỹ thuật đục lỗ qua da vào mở niệu quản lấy sỏi (Hiện nay ít dùng mà thay thế bằng phương pháp khác)
- Phẫu thuật nội soi không xâm lấn (Nội soi tán sỏi ngược dòng – Endoscope) – Là dùng dụng cụ đi qua đường tự nhiên tiếp cận sỏi dùng Laser tán vụn sỏi theo đường đào thải tự nhiên ra ngoài.
Tùy thuộc vào vị trí, kích thước sỏi trên niệu quản, kinh nghiệm kỹ năng của Phẫu thuật viên (PTV) mà người ta có thể tán sỏi ngược dòng bằng ống nội soi cứng hoặc ống nội soi mềm
Tóm lại: Các phương pháp điều trị sỏi hệ tiết niệu hiện đại giúp loại bỏ sỏi nhanh chóng, an toàn, và hiệu quả. Tùy vào tình trạng cụ thể, bác sĩ sẽ chọn phương pháp phù hợp nhất để điều trị sỏi hệ tiết niệu cho bạn.,
————————————
Mọi vấn đề cần tư vấn vui lòng liên hệ:
BÁC SỸ CK2 NGUYỄN BÁ HIỆP – CHUYÊN KHOA TIẾT NIỆU VÀ NAM HỌC
- Hotline: 0903951953 – 0941263030 (Bs Hiệp)
- Email: hiepnieu@gmail.com
- Website: https://bsnguyenbahiep.com/
- Fanpage: https://www.facebook.com/profile.php?id=61550490354831&ref=embed_page